Với ngoại hình to lớn nhưng gương mặt lại hết sức đáng yêu, chó Alaska hiện đang được ưa chuộng nhất nhì tại Việt Nam. Tuy nhiên, chăm sóc và thấu hiểu người bạn xuất thân là chó sói Bắc Cực này không dễ chút nào. Homie Pet sẽ cung cấp cho bạn toàn bộ thông tin về Alaska để bạn hiểu rõ “boss” hơn nhé.
Lịch sử giống chó Alaska
Tổ tiên của Alaska là loài sói tuyết hoang dã, vô cùng hung dữ. Chúng được những người du mục thuần hóa để làm việc cho họ, điển hình như Alaska Malamute là một giống chó thuần hóa đã được bộ tộc Mahlemiut lai tạo trong nhiều thế kỷ. Những chú chó này được người dân bản địa ở Tây Bắc Alaska sử dụng để kéo xe trượt tuyết hạng nặng và trong các chuyến thám hiểm săn hải cẩu. Qua nhiều thế hệ, chó Alaska đã được lai tạo để chọn lọc những ưu điểm nổi bật với ngoại hình to lớn, khoẻ mạnh để trở thành những chú chó lao động đa năng.
Sau này, vùng đất Alaska trở thành một tiểu bang của Mỹ và đến năm 1935, Alaska đã được công nhận là một giống chó trên Thế Giới bởi Hiệp hội Chó Hoa Kỳ (AKC).
Khoảng năm 1940-1945, khi chiến tranh Thế Giới thứ II bùng nổ, Alaska suýt bị tuyệt chủng bởi chúng là lực lượng cảnh khuyển chính khi ra chiến trường cùng quân đội Mỹ. Vào năm 1947, số lượng chó Alaska còn lại chỉ có 30 con khiến người Mỹ phải bắt đầu ngay chiến dịch nhân giống những chú chó Alaska còn lại để bảo tồn loài chó quý này.
Nhờ vậy, qua trình lai tạo và huấn luyện đã giúp Alaska trở nên hiền hòa hơn rất nhiều. Mặc dù có kích thước và tầm vóc to lớn, chúng rất thân thiện và hướng về con người nên hiện nay chúng đã rất phổ biến và được yêu thích trên toàn thế giới.
Các đặc điểm ngoại hình của chó Alaska
Alaska có ngoại hình khá giống với chó sói với hình thể to lớn, khung xương to và rất khỏe. Với tỷ lệ cơ thể cân đối, hài hòa, chỉ cần nhìn thôi bạn cũng sẽ thấy được sức mạnh và sự bền bỉ khó sánh kịp của chúng. Các khớp xương và chân của Alaska cũng rất khỏe và nhanh nhẹn, giúp chúng dễ dàng chạy ngay cả trên tuyết.
Một đặc điểm khác khiến “thần thái” chó sói của Alaska thêm oai hùng là nhờ bộ lông 2 lớp dày và rất đẹp. Những chú Alaska trắng tuyết khá hiếm gặp nhưng một khi bạn đã thấy chúng thì sẽ bị mê mẩn ngay vì chúng không khác gì từ truyện tranh bước ra cả. Hiện nay Alaska khá đa dạng về màu sắc như đen trắng, nâu trắng, xám trắng… Một điểm nữa khiến khuôn mặt Alaska độc đáo là nhờ đôi mắt xếch hình quả hạnh nhân, tạo điểm nhấn khiến khuôn mặt chúng nhiều biểu cảm và dễ thương hơn.
Do đặc điểm di truyền nên Alaska thuần chủng luôn có những đặc điểm sau: mắt màu nâu hạt dẻ hoặc màu nâu đen; phần mõm và 4 chân đều có màu trắng. Vì vậy khi bạn chọn mua Alaska thì nhớ chú ý những điểm này nhé.
Đặc điểm tính cách của chó Alaska
Đặc tính nổi bật của Alaska là sự thông minh và bản năng thống trị. Chúng học tập rất nhanh, ghi nhớ mệnh lệnh của chủ nhưng lại áp đảo những loài thú khác và thường tỏ ra chúng là chỉ huy. Alaska cũng có độ nhạy cảm và bản năng cảnh giác cao độ, chúng có thể nhận biết nguy hiểm từ xa và ra dấu hiệu như gầm gừ, sủa, kéo chủ… Vì vậy chúng được coi là loài chó có khả năng bảo vệ chủ rất tốt.
Alaska cũng là loài rất hiếu động, rất thích chạy nhảy nhưng chúng nhớ đường về nhà rất giỏi. Trong gia đình, Alaska rất yêu thích trẻ em và thân thiện, kiên nhẫn với các em bé. Chúng sẽ là người bạn thân thiết của con trẻ trong quá trình trưởng thành.
Homie Pet khuyên bạn nên nuôi Alaska ngay từ khi chúng còn nhỏ vì sẽ xây dựng được sự thân thiết với các thành viên trong gia đình hơn. Alaska cực kì trung thành với chủ nên nếu bạn đón cún đã lớn về nuôi thì có thể nó sẽ luôn nhớ về chủ cũ, không nghe lời bạn.
Cách chăm sóc chó Alaska
Một trong những thách thức lớn nhất của việc nuôi chó Alaska tại Việt Nam là khí hậu. Do có nguồn gốc từ vùng Bắc Cực lạnh giá và vóc dáng to lớn nên chúng luôn đòi hỏi không gian rộng lớn và nhiệt độ mát mẻ. Bạn nên tránh nuôi nhốt Alaska vì nếu không chúng sẽ phá phách hoặc trở nên hung dữ.
Chăm sóc bộ lông cho Alaska cũng là vấn đề nan giải vì bạn phải mất nhiều thời gian cắt tỉa lông và chải lông cho chúng mỗi ngày. Alaska cũng là giống chó rụng lông quanh năm nên nếu không loại bỏ lông chết và chải lông thì lông sẽ bị xơ rối, dễ bị nhiễm khuẩn gây bệnh. Một điểm lưu ý nữa là Alaska sẽ có thời kì thay lông, do đó bạn cần chuẩn bị trước để tránh “cơn bão lông tơ” xâm nhập vào nhà bạn.
Vậy nên, cách chăm Alaska tại Việt Nam là một thách thức không hề nhỏ. Nhưng nếu bạn tạo cho cún một môi trường sống phù hợp, một chế độ dinh dưỡng hợp lý thì chúng vẫn có thể sống khỏe mạnh và phát triển bình thường.
Giống chó này rất thích được chơi đùa ở cánh đồng, công viên,… giúp chúng giải tỏa được năng lượng dư thừa và trở nên vui vẻ hơn. Ngoài ra vì thuộc giống chó lao động nên bạn cũng có thể huấn luyện chúng với các bài tập như: Kéo lốp xe, tập tạ, chạy đường dài… để duy trì sức mạnh cho chúng.
Thức ăn dành cho Alaska
Alaska là giống chó dễ nuôi, bạn chỉ cần cung cấp đầy đủ chất đạm cho chúng như thịt bò, thịt gà, trứng vịt lộn,…và các chất xơ, khoáng chất là chúng có đủ năng lượng và khỏe mạnh. Alaska chỉ thích thịt và ghét rau nên bạn cần tập cho chúng ăn để cân bằng dinh dưỡng. Do hệ xương của Alaska cũng cần nhiều canxi để phát triển nên cần ưu tiên các thực phẩm giàu canxi và tăng dần theo độ tuổi.
Alaska ham ăn nên chủ cần kiểm tra đồ ăn cho chúng, tránh cho ăn đồ ôi thiu và nước bẩn sẽ gây hại cho đường tiêu hóa của cún. Alaska cũng thường bị trúng thực do ăn quá nhiều hoặc đầy hơi do nuốt thức ăn quá nhanh, vì vậy, bạn nên đặt giờ ăn cụ thể và cho ăn theo khẩu phần, không nên cho chúng ăn quá nhiều để tránh tăng cân quá mức dẫn tới bệnh béo phì.
Các loại bệnh Alaska thường hay gặp
Bệnh sốc nhiệt: Thời tiết quá nóng có thể khiến Alaska bị sốc nhiệt, chảy máu cam hoặc ngất tạm thời. Nếu không kịp thời chữa thì bệnh này rất nguy hiểm, có thể làm chúng có thể bị liệt. Vì vậy giữ nhiệt độ mát mẻ cho Alaska là điều rất quan trọng.
Bệnh kí sinh trùng: Bộ lông kép rất dày khiến Alaska thường hay mắc các bệnh liên quan đến ký sinh trùng như: Bệnh rận ký sinh trên lông và bọ chét ký sinh trùng trên da hút máu.
Bệnh viêm ruột: Alaska nhỏ tuổi nếu không được chăm sóc chế độ ăn khoa học sẽ bị virus từ thức ăn phá hoại đường ruột hoặc ăn đồ không tiêu hóa được lâu dần dẫn đến bệnh viêm ruột.
Bệnh giun ký sinh trên mắt: Nếu chú chó Alaska của bạn hay bị chảy nước mắt và sợ hãi khi gặp kích thích ánh sáng thì chúng đã bị giun kí sinh trên mắt. Bạn cần đưa chúng đi chữa trị ngay nếu không sẽ có nguy cơ mù lòa.
Ngoài ra, bạn cũng nên nhớ tiêm phòng và tẩy giun đầy đủ cho chúng. Tiêm phòng là cách duy nhất để phòng tránh các bệnh nguy hiểm như: Pravo, care, bệnh dại,…
Ưu nhược điểm của giống chó Alaska
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Địa chỉ mua bán Alaska
Địa chỉ tốt nhất để mua Alaska là những trại chó chuyên nghiệp. Bởi đây là giống chó lớn và nếu bạn không cẩn thận thì bé cún của bạn có thể mắc bệnh hoặc không đảm bảo sức khỏe. Vì vậy hãy tìm hiểu thật kĩ và xem xét bé cún cẩn thận trước khi mua nhé!
2 comments
Hey Sage here, you can now GENERATE FREE SEO content within SECONDS to get more CALL FROM CUSTOMERS.
Go to:
http://www.autocopybot.com
Here is how to get more website visitors and customers EASY.
This website writes free, high end SEO content for you on autopilot.
Go to:
Sage